Lợi nhuận gộp là gì? Tại sao Lợi nhuận gộp là thuật ngữ cơ bản nhưng vô cùng quan trọng sử dụng để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp? Ý nghĩa và cách tính Lợi nhuận gộp (Gross profit) là gì?
Hãy cùng Dotary tìm hiểu về Lợi nhuận gộp trong bài viết này nhé.
Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là gì?
Lợi nhuận gộp hay Gross Profit, là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về sau khi sau khi đã thanh toán xong các chi phí sản xuất và bán hàng. Nói một cách cơ bản thì phần lợi nhuận này cũng gần như là lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp được nhận.
Khi tham gia vào đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư luôn phải tiếp thu thêm nhiều kiến thức và đặc biệt là những kỹ năng phân tích tài chính. Gross Profit là một chỉ số có trong bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Từ số liệu về lợi nhuận gộp mà các nhà đầu tư có thể đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Bản thân doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chỉ số này để cải thiện và có kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất.
Gross Profit chính là cơ sở để giúp các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả từ quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty, đặc biệt trong việc sử dụng lao động và vật tư. Số liệu tính toán lợi nhuận gộp chỉ có thể xem xét các chi phí thay đổi theo định mức như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân công, phí vận chuyển,…
Ý nghĩa của Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là gì?
Ý nghĩa của Gross profit đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp là rất lớn. Sử dụng Lợi nhuận gộp sẽ giúp chúng ta có thể tính toán được Tỷ suất lợi nhuận gộp.
Tỷ suất lợi nhuận gộp chính là mức doanh thu mà các nhà đầu tư và các nhà phân tích quan tâm tới đầu tiên. Từ những số liệu củaTỷ suất lợi nhuận gộp, ta có thể biết được doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm dịch vụ có chất lượng ra sao.
Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất củaGross profit chính là giúp so sánh kết quả kinh doanh giữa các công ty, doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Nhờ đó mà việc tìm ra công ty làm ăn hiệu quả nhất trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận gộp còn sẽ được tính bằng công thức lệch giá gộp chia cho tổng doanh thu. Kết quả được tính ra sẽ cho phép các nhà đầu tư đối chiếu với các mô hình kinh doanh trên cùng 1 số liệu. Hơn hết, những chỉ số này sẽ bật mí cho nhà đầu tư mỗi doanh thu có thể thu về bao nhiêu lợi nhuận.
Lợi ích khi sử dụng Lợi nhuận gộp là gì?
Đối với NĐT – Lợi ích Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp là một yếu tố quan trọng để giúp các nhà đầu tư đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định xem có nên bỏ vốn của mình vào mã chứng khoán của doanh nghiệp hay không.
Đối với doanh nghiệp – Lợi ích của Lợi nhuận gộp là gì?
Dựa trên những con số củaGross profit, doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh vững chắc và hoàn hảo hơn. Nếu chi phí sản xuất gần bằng hoặc cao hơn tổng số doanh thu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể giảm vốn hoặc đưa ra giải pháp hiệu quả hơn.
Bên cạnh những lợi ích trên, Gross profit còn giúp các doanh nghiệp sử dụng tiền hiệu quả hơn để tối đa lợi nhuận. Khi nắm chắc được mọi thông tin về lãi gộp trong tay, doanh nghiệp sẽ luôn biết được mình cần phải làm những gì tiếp theo để doanh thu luôn ở mức hiệu quả.
Công thức tính Lợi nhuận gộp (Gross profit) là gì?
Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trong bản báo cáo tài chính của công ty. Tuy nhiên, có rất nhiều công ty đưa ra số liệu giả để khiến các nhà đầu tư tin tưởng. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn, các bạn cũng nên biết rõ về công thức tính Gross Profit. Cụ thể, công thức tính lợi nhuận gộp được xác định như sau:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Số vốn hàng hoá
Trong đó:
- Doanh thu bán hàng: Số tiền doanh nghiệp nhận được từ hoạt động kinh doanh
- Số vốn hàng hóa: Bao gồm các chi phí giá vốn của sản phẩm, dịch vụ, chi phí nhân công, chi phí xây dựng, những khoản mất mát,….
Để hiểu rõ hơn về công thức tính Lợi nhuận gộp, bạn có thể xem qua ví dụ sau đây:
Một công ty thu về 300.000 USD doanh thu sau 6 tháng bán hàng. Giả sử, chi phí sản xuất hàng hóa tiêu tốn hết 20.000 USD cùng với 90.000 USD cho chi phí lao động.Gross profit của công ty đó là:
300.000 – ( 20.000 + 90.000 ) = 190.000 USD
Vậy là sau khi trừ đi số tiền công ty bỏ ra để sản xuất hàng hóa thì lợi nhuận gộp thu về được chính là 190.000 USD.
Cách tínhGross profit vô cùng đơn giản. Tuy nhiên bạn không nên nhầm lẫn LNG (Gross profit) với Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) để tránh ảnh hưởng tới việc đánh giá doanh nghiệp.
Các khái niệm liên quan tới Lợi nhuận gộp (Gross Profit)
Bên cạnh hiểu rõ khái niệm về Lợi nhuận gộp là gì? Các bạn cũng nên dành thời gian để tìm hiểu các khái niệm liên quan. Dưới đây là những khái niệm liên quan trực tiếp đến LNG.
Biên lợi nhuận gộp là gì (Gross Profit Margin)?
Biên lợi nhuận gộp hay Tỷ suất lợi nhuận gộp, tiếng Anh là Gross Profit Margin (hoặc gọi tắt Gross Margin). Thuật ngữ này đã được chúng tôi đề cập ở trên nhưng chưa giải nghĩa cho các bạn. Tỷ suất lợi nhuận gộp chính là thuật ngữ được sử dụng để đánh giá mô hình kinh doanh cũng như tình hình tài chính của một doanh nghiệp.
Giá trị của Gross Profit Margin thường được tính theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận gộp ( % ) = Lợi nhuận gộp / Số doanh thu
Trong đó, công thức tính lợi nhuận gộp đã được chúng tôi cung cấp ở trên. Khi tính được tỷ suất lợi nhuận gộp, nhà đầu tư có thể đánh giá ban đầu về hiệu quả mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thông qua tỷ lệ giữa lợi nhuận thu về và tổng số doanh thu, nhà đầu tư có thể so sánh và phân tích các mô hình kinh doanh với nhau. Và như một lẽ dĩ nhiên, tỷ suất lợi nhuận càng cao thì cũng đồng nghĩa với việc doanh thu và khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp rất tốt.
Khi doanh nghiệp cần xem xét lại những khoản lợi nhuận của mình thì việc đầu tiên mà họ để ý tới chính là biên lợi nhuận gộp. Nhờ có biên lợi nhuận gộp mà chúng ta có thể biết được số tiền lãi mà doanh nghiệp có thể thu về.
Đồng thời, đây cũng chính là cơ sở dữ liệu giúp ta xác định được khả năng sinh lời và mức độ cạnh tranh của công ty. Chưa hết, biên LNG còn phản ánh sự chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất của sản phẩm.
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì?
Net Profit Margin cũng là một thuật ngữ thường gặp trong thị trường tài chính. Thuật ngữ này cho chúng ta biết mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận thu về sau thuế với doanh thu. Có thể nói rằng, Net Profit Margin cũng chính là cơ sở đánh giá khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lợi nhuận của HĐKD (Operating Profit) là gì?
Operating Profit hay còn gọi là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Thông số này đại diện cho khả năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, chúng cũng được coi là động lực và lợi thế của doanh nghiệp đối với các đối thủ trên thị trường.
Thông thường, chỉ số này sẽ được thể hiện thông qua: Lợi nhuận gộp về bán hàng, dịch vụ và lợi nhuận thuần kinh doanh. Cụ thể:
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ: Mức chênh lệch doanh thu thuần bán hàng, dịch vụ với chi phí bán hàng. Hoặc bạn có thể hiểu đơn giản hơn đó là sự cách biệt giữa giá bán và giá vốn của sản phẩm. Chỉ số này cho biết tỷ lệ giữa lợi nhuận và doanh thu thuần của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Để từ đó cho biết hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị.
- Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh: Đây chính là kết quả của doanh nghiệp nhận được sau hoạt động kinh doanh của mình. Giá trị của lợi nhuận thuần sẽ được sử dụng để đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể quyết định xem mình có nên mua cổ phiếu hay không.
Sự khác biệt giữa thu nhập ròng và lợi nhuận gộp là gì?
Qua định nghĩa về Grossfit Margin, nhiều người vẫn có chút nhầm lẫn nó với thu nhập ròng vì đều tưởng rằng đây là khoản mà doanh nghiệp nhận được. Dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ hơn giữa 2 thuật ngữ này:
- Lợi nhuận gộp được tính khi trừ đi các khoản chi phí biến đổi hoặc giá vốn hàng bán các sản phẩm ra khỏi doanh thu.
- Trong khi đó, thu nhập ròng là khoản nhận được sau khi trừ đi các chi phí lãi vay và thuế ra khỏi mức thu nhập của công ty.
- Thu nhập ròng được dùng để đo lường lợi nhuận của một công ty và nó luôn xuất hiện phía cuối cùng của báo cáo thu nhập doanh nghiệp.
Tổng kết
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã hiểu được lợi nhuận gộp là gì và cách tính Gross profit như thế nào. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề cập tới các bạn một số khái niệm khác liên quan tới lợi nhuận gộp để giúp bạn có thể đánh giá tiềm năng của công ty một cách hiệu quả hơn. Mong rằng bạn luôn đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi đầu tư vào thị trường chứng khoán.