Review Sách Tâm Lý Học Đám Đông – Gustave Le Bon

Trong cuốn sách Tâm lý học đám đông PDF, Gustave Le Bon đã làm sáng tỏ những hoạt động phi lý vô thức của tư tưởng nhóm và cảm xúc quần chúng khi ông đặt hệ tư tưởng đám đông đối lập với những cá nhân có tư duy tự do và độc lập. Ông ấy cho thấy hành vi của một cá nhân thay đổi như thế nào khi là một phần của đám đông. Một cuốn sách với lối viết giản dị nhưng vô cùng sống động và sâu sắc này sẽ mang cho bạn một góc nhìn mới về tâm lý học con người. Cùng Dotary review sách tâm lý học đám đông và hướng dẫn bạn cách tải cuốn sách của Gustave Le Bon nhé!

Tâm Lý Học Đám Đông

  • Tác giả: Gustave Le Bon
  • Sinh ngày 7 tháng 5, 1841 Nogent-le-Rotrou, Pháp.
  • Mất ngày 13 tháng 12, 1931 Marnes-la-Coquette, Pháp.
  • Tốt nghiệp tại Đại học Paris.
  • Một nhà tâm lý xã hội học rất nổi tiếng.

Đôi nét về sách Tâm Lý Học Đám Đông

Tâm Lý Học Đám Đông là một trong những trước tác kinh điển của thế giới và cũng là tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp khoa học đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực của Gustave Le Bon.

Tâm Lý Học Đám Đông vẫn luôn được quan tâm nghiên cứu, và đặc biệt, ngày càng tỏ rõ giá trị vượt thời gian.

Có lẽ sẽ thật khó khăn cho chúng ta, vào thời đại đã biết quá nhiều về dư luận và đám đông, kiên nhẫn lần theo từng dòng lập luận vừa đơn giản vừa sâu sắc của Gustave Le Bon. Nhưng nếu có thể làm thế, chúng ta sẽ nhận được một món quà vô giá của một trí tuệ hàng đầu châu Âu thuở ấy và có thể là cả bây giờ.

Trong kiệt tác sáng rõ và sinh động này, Gustave Le Bon soi sáng những hoạt động vô thức – phi lý trí của các suy nghĩ tập thể cùng cảm xúc đám đông, qua đó đặt tư tưởng của đám đông đối nghịch với tư duy tự do và lý trí độc lập của cá nhân. Ông chỉ ra bằng cách nào hành vi của một cá nhân lại có tác động đến đám đông.

Có rất nhiều sự thật được gợi mở nếu ta thấy hiểu về tâm lý đám đông, như Gustave Le Bon khẳng định : “Kiến thức về ngành khoa học này soi rọi rất nhiều hiện tượng lịch sử và kinh tế, mà nếu thiếu thì những hiện tượng đó sẽ hoàn toàn không thể hiểu được.”

Theo Gustave Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thủy, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng; họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất.

Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa. “Những người cầm đầu hiện nay càng có khuynh hướng thay thế quyền lực công thì quyền lực công càng bị chất vấn và suy yếu đi. Sự bạo ngược của những ông chủ mới này làm đám đông ngoan ngoãn vâng lời họ hơn cả khi họ đã từng vâng lời chính quyền’’.

Vậy nên, thời hiện đại được định tính bằng sự lên ngôi của những đám đông được người cầm đầu dẫn dắt. Và trong thời đại hỗn loạn và lo âu ấy, bằng việc đánh mất lí tưởng của mình, chủng tộc đã đánh mất tâm hồn mình và lại trở thành đám đông. ”Nền văn minh chẳng có sự cố định nào, bị phó mặc cho mọi ngẫu nhiên. Bọn tiện nhân thành bà hoàng và những kẻ dã man tiến lên”

Ngày nay, lí thuyết của Gustave Le Bon vẫn chịu một số chỉ trích. Ông được coi là người đặt nền móng cho chủ nghĩa quốc gia hiện đại. Nhưng dù thế nào đi nữa thì Gustave Le Bon cũng chỉ là “con đẻ” của thời đại ông. Nỗi lo sợ về nạn bạo lực, sự hoành hành, khủng bố của những đám đông thể hiện rất rõ trong lí thuyết của ông. Ông dường như đã quá phóng đại về nguy cơ bạo lực và sự vô lí của đám đông. Tuy vậy, cuốn sách Tâm lý học đám đông  thực sự là tác phẩm quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng thời đại của Gustave Le Bon nói chung cũng như tâm lí học hiện đại nói riêng.

Một số tác phẩm nổi tiếng khác của Gustave Le Bon là: Quy luật tâm lí về sự tiến hóa của các dân tộc (1894), Cách mạng Pháp và tâm lí học về các cuộc cách mạng (1912), Tâm lí học về chủ nghĩa xã hội (1898), Bài học tâm lí từ cuộc chiến tranh châu Âu (1915), Tâm lí học thời đại mới (1920) và Một thế giới mất cân bằng (1924)…

Review sách Tâm lý học đám đông

Để bạn đọc quyết định có nên đọc sách Tâm lý học đám đông hay không, chúng tôi sẽ tóm tắt sách Tâm lý học đám đông ngắn gọn và dễ hiểu nhất, đồng thời nêu lên cảm nhận sau khi đọc cuốn sách này.

Tóm tắt sách Tâm lý học đám đông

Phần 1: Tâm hồn đám đông

Ở quyển đầu tiên, Gustave Le Bon muốn trình bày tổng quát các đặc điểm về tâm lý, tình cảm và tư tưởng của những đám đông. Họ tôn thờ và và đi theo người mình tôn thờ một cách bản năng và mù quáng. Với đám đông này, tâm lý của họ bị dẫn dắt bởi nhiều yếu tố. Họ không suy luận và cũng không bị ảnh hưởng bởi suy luận.

Phần 2: Những quan điểm và niềm tin của đám đông

Ở quyển này, tác giả liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của đám đông: Chủng tộc, chính trị xã hội, tôn giáo, giáo dục… Ông chỉ ra rằng chủng tộc là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh đến tính cách của đám đông và những yếu tố truyền thống sẽ biểu hiện các tư tưởng…

Đám đông dễ bị ảnh hưởng bởi các ngôn từ và hình ảnh. Chỉ cần kết hợp chúng một cách khéo léo, chúng dễ dàng dẫn dắt một đám đông và tác động vào họ, và đám đông thì không theo lý trí.

Phần 3: Phân loại và mô tả đám đông

Ở cuốn sách thứ ba, ông phân loại đám đông thành 2 dạng: Đám đông thuần nhất và đám đông không thuần nhất.

Đám đông không thuần nhất: dĩ nhiên tâm lý tập thể sẽ khác với tâm lý cá nhân. Chủng tộc là yếu tố cơ bản để phân biệt rõ đám đông không thuần nhất, khả năng nhận thức sẽ không có vai trò gì, chỉ có cảm tính và tình cảm  theo bản năng tác động đến tập thể này,

Đám đông thuần nhất: Đám đông thuần nhất chia thành 3 dạng chính: Hội đoàn, Tầng lớp và giai cấp. Với hội đoàn, chỉ có niềm tin là liên kết duy nhất, với tầng lớp chúng sẽ dựa trên các yếu tố như môi trường giáo dục và moi trường sống hay nghề nghiệp tương đồng nhau. Và với giai cấp các nguồn gốc khác tụ họp và thói quen sống cũng như nền tảng giáo dục giống nhau.

Phần 4: Tâm lý đám đông và phân tích cái tôi của Freud

Ở quyển này, chúng ta sẽ được tìm hiểu thêm dưới góc nhìn của Freud. Ông quan sát và thể hiện các quan điểm mà ông cho là đúng và ngược lại. Bên cạnh đó, ông so sánh giữa nghiên cứu của Gustave và các nhà xã hội học khác.

Review cảm nhận cuốn sách tâm lý đám đông

– Với những ai đam mê tìm hiểu tâm lý học thì cuốn sách Tâm lý học đám đông này có lẽ là một kim chỉ nam khá tốt. Mình cũng yêu thích tâm lý học nên không bỏ qua quyển sách có chút ít tiếng tăm này. Vì khi thấy những đám đông đang tụ tập, dù là trên phim hay ngoài đời, mình vẫn chưa hiểu rõ những đặc tính, đặc thù của đám đông khi chưa đọc qua quyển sách này.

–  Trong cuốn sách này, chúng ta có thêm rất nhiều kiến thức, có thể phân biệt được đám đông là gì, ai lãnh đạo đám đông, công dụng và mối nguy của đám đông… Le Bon đã đưa ra các dẫn chứng lịch sử thú vị để minh chứng và thuyeert phục người đọc về sức ảnh hướng của tâm lý đám đông đến sự tiến hóa của con người… Hãy đọc cuốn sách này, hãy nghiền ngẫm nó, suy tư với nó. Cuốn sách có giá trị trường tồn theo năm tháng.

– Lối viết giản dị, gần gũi, chân thực. Đây là một trong bộ sách lý thuyết cơ bản về tâm lý học nói chung và tâm lý học đám đông nói riêng. Cuốn sách gôm nhiều ví dụ đặc sắc và sự liệt kê các yếu tố ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào, tại sao lại ảnh hưởng tới tâm lý của đám đông.

– Cho dù Le Bon nói rất gay gắt về đám đông, nhưng tôi tin rằng đám đông là trạng thái tự nhiên của con người và có ý nghĩa quyết định. Nếu không có những ảo tưởng của đám đông đó, con người sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi trạng thái man rợ nguyên thủy của mình. Những ảo tưởng đó là những tưởng tượng vô ích, nhưng không nghi ngờ gì nữa, chúng đã giúp nhân loại tạo ra những tác phẩm nghệ thuật huy hoàng và những nền văn minh vĩ đại đáng được ghi nhớ mãi mãi. Giống như những gì Le Bon nói, “Không phải do lý trí, mà thường là bất chấp lý trí, đã tạo ra những tình cảm vốn là động lực chính của mọi nền văn minh – những tình cảm như danh dự, sự hy sinh, niềm tin tôn giáo, lòng yêu nước, và ham thích vinh quang.”

– Dù tán thành hay phản đối, dù đôi chỗ Gustave Le Bon có phần cực đoan, và những quan điểm, luận thuyết của ông còn phải tranh luận. Nhưng việc xem xét, tìm hiểu nhiều học thuyết trên thế giới, thậm chí trái ngược, mâu thuẫn với nhau thiết nghĩ là điều rất hữu ích, làm đa dạng hóa và phong phú thêm tri thức của chúng ta.

Tâm lý học đám đông PDF là một cuốn sách vô cùng chất lượng. Những luận điểm sắc sảo, đi trước thời đại đã khiến cho Tâm lý học đám đông trở thành trước tác của thế giới. Nếu bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực này, đừng ngần ngại tải sách Tâm lý học đám đông về và nghiền ngẫm nó ngay nhé!

Bài viết liên quan