Công chứng nhà đất là một thủ tục quan trọng cần phải thực hiện khi có các giao dịch, mua bán, chuyển nhượng nhà đất. Để đảm bảo quyền lợi và tính hợp pháp của văn bản và nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về thủ tục công chứng nhà đất, chúng tôi đã tổng hợp những lưu ý khi công chứng nhà đất dưới bài viết này.
Vì sao hợp đồng mua bán nhà đất phải công chứng?
Luật Công chứng 2014 quy định các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở bắt buộc phải công chứng. Hợp đồng mua bán nhà đất được công chứng sẽ giúp bên mua có đầy đủ cơ sở pháp lý để sang tên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Đây cũng là căn cứ xác minh và giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, góp phần hạn chế các yếu tố lừa đảo hay giao dịch “ảo”.
Theo điểm a, Khoản 3, Điều 167 Luật đất đai 2013, có 3 trường hợp hợp đồng liên quan đến nhà đất phải được công chứng hoặc chứng thực gồm:
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng nhà, đất phải được công chứng hoặc chứng thực
- Các văn bản về thừa kế quyền sử dụng nhà, đất cũng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của Nhà nước
- Các hợp đồng giao dịch mua bán nhà, đất liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng nhà, đất sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có nhà, đất công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có nhà, đất chứng thực.
Một số lưu ý khi công chứng nhà đất
Dưới đây là những lưu ý cũng như kinh nghiệm đi công chứng nhà đất mà bạn có thể tham khảo qua:
Công chứng mua bán nhà đất không bắt buộc trong mọi trường hợp
Hợp đồng bắt buộc công chứng, chứng thực
- Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
- Thêm vào đó, các văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cũng được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
- Các hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có đất công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có đất chứng thực.
Hợp đồng không bắt buộc công chứng, chứng thực
Tuy nhiên, việc công chứng mua bán nhà đất không phải là bắt buộc trong mọi trường hợp. Theo điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, vẫn có một số loại hợp đồng, giao dịch thực hiện quyền của người sử dụng đất mà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực:
- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản. Khi đó, việc công chứng hoặc chứng thực các hợp đồng, giao dịch sẽ theo yêu cầu của các bên.
Được quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực
Luật quy định “được công chứng hoặc chứng thực”, tức là người dân được quyền lựa chọn giữa hai hình thức công chứng và chứng thực khi thực hiện giao dịch nhà đất.
Theo đó, có thể lựa chọn hình thức công chứng hoặc chứng thực tại các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có đất hoặc tại UBND cấp xã nơi có đất.
Tuy nhiên, đối với các địa phương đã thực hiện chuyển giao việc chứng thực, thì các hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Các địa phương khác do điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng được thì vẫn tạo điều kiện cho người dân có thể đến UBND cấp xã để chứng thực các giao dịch nêu trên.
Trình tự công chứng
Trước khi công chứng, bên mua và bên bán cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm giấy tờ nhân thân, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản… Khi đến văn phòng công chứng, 2 bên sẽ xuất trình các giấy tờ trên cho công chứng viên và trình bày những nội dung như các bên đã thỏa thuận.
Trường hợp người yêu cầu công chứng đã tự soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất thì nộp văn bản đó cho công chứng viên để kiểm tra tính chính xác và hợp pháp. Nếu văn bản đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ hướng dẫn các bên ký. Nếu không đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ bổ sung, sửa đổi và hẹn các bên thời gian ký văn bản.
Trường hợp người yêu cầu công chứng chưa soạn thảo hợp đồng, công chứng viên sẽ soạn thảo văn bản này và hẹn thời gian ký.
Khi đã có hợp đồng, nếu đồng ý với nội dung thì 2 bên mua và bán sẽ ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên. Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và hợp đồng mua bán nhà đất được đóng dấu của cơ quan Công chứng.
Chototlamdong.com – Đơn vị dịch vụ Pháp lý uy tín
Với hơn 3 năm kinh nghiệm mua bán đất nền tại Lâm Đồng nói chung và thị trấn Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm nói riêng. Chototlamdong.com là đơn vị hàng đầu cung cấp các sản phẩm đất đai an toàn, nhà ở hợp pháp, giá rẻ. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ pháp lý bất động sản, văn phòng công chứng Bảo Lộc tại tỉnh Lâm Đồng.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Chototlamdong.com
- Tầm nhìn: trở thành đơn vị có uy tín hàng đầu trong việc kết nối người bán và người mua đất tại Lâm Đồng nói chung và thị trấn Bảo Lộc nói riêng.
- Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm đất Lâm Đồng, sản phẩm đất Bảo Lộc an toàn về mặt pháp lý, cung cấp các hoạt động giúp khách hàng mua bán đất Bảo Lộc nhanh chóng – Thuận tiện – Thân thiện với người dùng.
Chototlamdong.com ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh kết nối người mua và người bán đất tại Bảo Lộc Lâm Đồng gặp nhau để đàm phán, đó là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của họ.
Thông tin liên lạc:
- Mã số thuế: 0317268729-001
- Địa chỉ: 999 Nguyễn Văn Cừ, Phường Lộc Phát, Thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng.
- Hoặc VP HCM: SAV2 – The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Q2, HCM.
- Điện thoại: 0943999232
- Email: info@chototlamdong.com
Trên đây là những thông tin về các lưu ý khi công chứng nhà đất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích nhất.