NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CÔNG CHỨNG?

Hiện nay, vẫn còn xảy ra không ít trường hợp sai sót trong quá trình soạn thảo hợp đồng Công chứng. Nguyên nhân, không ít do sự chủ quan, cẩu thả hoặc không hiểu biết về hợp đồng dẫn đến sai sót cả nội dung và hình thức khiến khi ký kết hợp đồng xảy ra tranh chấp làm thiệt hại hàng chục, hàng trăm triệu, thậm chí cả hàng tỷ đồng cho chủ thể. Trong bài viết này, Dotary sẽ nói về một số lỗi thường gặp trong quá trình soạn thảo hợp đồng Công chứng:

Một số sai lầm thường gặp khi soạn thảo hợp đồng Công chứng

Thứ nhất, về hình thức hợp đồng:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, quá trình ký kết hợp đồng các bên có quyền tự do lựa chọn hình thức hợp đồng, có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Trong một số trường hợp quan trọng, pháp luật bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản và phải có công chứng hoặc chứng thực thì phải tuân theo các quy định đó.

Trong thực tế, do sự quen biết nhau và để thuận tiện trong quá trình thực hiện một số công việc các chủ thể thường chỉ thể hiện qua lời nói. Mặc dù đây là hình thức được pháp luật quy định, song chỉ nhất trí thông qua lời nói nên khi có tranh chấp xảy ra thường rất khó khăn cho cơ quan tiến hành giải quyết tranh chấp. Do vậy, cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của bản thân và để làm cơ sở cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết là việc ký kết hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản, trong đó nghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên.

Đối với một số hợp đồng quan trọng, giá trị lớn, tài sản đặc biệt, hoặc đối tượng hợp đồng phức tạp thì nên đến tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã, cấp huyện để công chứng hoặc chứng thực. Khi thực hiện hành vi công chứng hoặc chứng thực thì cán bộ Tư pháp hoặc công chứng viên sẽ xem xét lại nội dung mà hai bên đã soạn thảo, xem có đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý để có sự hướng dẫn, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung, từ đó đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.

Thứ hai, văn bản pháp luật làm căn cứ ký kết hợp đồng:

Hiện nay, các văn bản pháp luật làm căn cứ để ký kết hợp đồng là: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ luật Hàng hải. Tuy nhiên, có một số hợp đồng, các chủ thể lại căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế số 24-LCT/HĐNN8 do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 25/9/1989. Việc áp dụng Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế này là không đúng quy định của pháp luật. Vì Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 đã hết hiệu lực theo Nghị quyết số 45/2005/NQ-QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005. Từ việc căn cứ văn bản để ký kết hợp đồng sai do đó áp dụng các quy định pháp luật cụ thể đối với từng điều khoản của loại hợp đồng sai, dẫn đến hợp đồng đã ký kết sẽ bị tuyên vô hiệu hoặc không được pháp luật bảo vệ.

Thứ ba, về năng lực chủ thể giao kết hợp đồng:

Người tham gia ký kết hợp đồng cần phải có thẩm quyền ký kết và đã được pháp luật quy định. Đối với doanh nghiệp, muốn ký kết hợp đồng thì phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, nếu không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhưng vẫn đứng ra thay mặt doanh nghiệp ký các hợp đồng mà không có văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc có văn bản ủy quyền nhưng văn bản ủy quyền này đã hết hạn hoặc người được ủy quyền ký kết các hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền về giá trị và thẩm quyền thì hợp đồng đó sẽ bị tuyên bố vô hiệu.

Thứ tư, một số nội dung của hợp đồng không quy định chặt chẽ:

Một số hợp đồng có sai sót về nội dung hợp đồng như: Không quy định về thời gian thực hiện hợp đồng, thời gian thực hiện nghĩa vụ thanh toán không cụ thể, hoặc không nêu rõ bắt đầu từ thời điểm nào, thời điểm chuyển giao rủi ro, chuyển giao quyền sở hữu, quyền quản lý về tài sản. Có hợp đồng thì không quy định về thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng hoặc không thỏa thuận về một số nghĩa vụ thanh toán do bên nào chịu, như chi phí bốc dỡ hàng hóa, lưu kho bãi… Do đó, quá trình thực hiện sẽ dễ nảy sinh tranh chấp, kiện tụng, khiến cho việc kinh doanh không được ổn định.

Vậy làm thế nào để tránh được những sai lầm trên trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng Công chứng?

Đừng lo đã có phần mềm quản lý và soạn thảo hợp đồng Công chứng Dotary với nhiều tính năng và tiện ích nổi trội sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời giúp bạn giảm thiểu rủi ro sai sót trên. Dưới đây là một số tính năng nổi bật của phần mềm Dotary:

  • Chức năng soạn thảo hợp đồng mạnh mẽ, cung cấp hệ thống biểu mẫu hợp đồng linh động, bộ soạn v3 hiện đại được nâng cấp tối ưu như Microsoft Word.
  • Xử lý dữ liệu lớn và tìm kiếm thông minh bằng việc tra cứu theo từ khóa và rút trích hợp đồng đã soạn trong vòng 2 giây đối với trên 200 ngàn dòng dữ liệu.
  • Cung cấp những mẫu hợp đồng riêng cho cho từng Phòng công chứng, dễ dàng khởi tạo bất kỳ theo quy định biểu mẫu đúng theo thông tư Bộ Tư pháp (Biểu mẫu sẽ được cập nhật liên tục và miễn phí).
  • Không cần IT quản lý máy móc thiết bị. Không cần phải cài đặt phần mềm, DotaryPro chạy trên nền tảng Webiste.
  • Cho phép in và kết xuất xem trước khi in bằng File điện tử. Linh hoạt hơn trong thiết kế mạng máy in, giúp tiết kiệm chi phí in ấn.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng để tránh những tranh chấp và thiệt hại về tài sản không đáng có xảy ra. Nếu bạn muốn đăng ký để triển phần mềm Dotary liên hệ qua số điện thoại 0834 282 545 (Hồng Nhi) để được tư vấn và triển khai phần mềm. Xin cảm ơn!

Nguồn tham khảo: luatcongty

Đăng ký dùng thử phần mềm công chứng tại http://demo.dotary.org

Thông tin mang tính chất tham khảo, vui lòng truy cập nguồn tin khi sử dụng trong trích dẫn pháp lý.

Công ty cổ phần giải pháp công nghệ số Dotary

Địa chỉ: Block 1- Tầng Trệt Tòa Nhà Thanh Niên 41 Cách Mạng Tháng 8, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Điện thoại: 0907.765235

Email: info@dotary.vn

Trang web: https://dotary.vn/

Bài viết liên quan