CÔNG CHỨNG SƠ YẾU LÝ LỊCH CÓ CẦN VỀ NƠI THƯỜNG TRÚ ĐỂ CÔNG CHỨNG?

Sơ yếu lý lịch là bản tờ kê khai tổng quan các thông tin của một cá nhân hay còn có thể gọi là lý lịch trích ngang bao gồm thông tin của chính bản thân, thông tin nhân thân (cha, mẹ, anh, chị, em,…) của cá nhân đó. Mục đích của sơ yếu lý lịch thường dùng để hoàn thiện vào hồ sơ xin việc, xin nhập học hoặc bổ sung vào các thủ tục hành chính có liên quan. 

Nhưng để công chứng sơ yếu lý lịch thì còn rất nhiều người thắc mắc không biết nên công chứng ở đâu? Có cần bắt buộc phải về nơi thường trú mới được công chứng sơ yếu lý lịch hay không? Đây là câu hỏi mà Dotary thường xuyên nhận được, hôm nay Dotary sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi trên ngay dưới bài viết này nhé!

1. Nội dung của sơ yếu lý lịch bao gồm những gì?

Thường thì tại mỗi địa phương tờ sơ yếu lý lịch sẽ có các phần nội dung thông tin khác nhau, người muốn viết sơ yếu lý lịch sẽ dựa vào mẫu để ghi các thông tin tổng quan về bản thân mình. Nội dung của sơ yếu lý lịch bao gồm:

  • Thông tin cơ bản của chính bản thân như: họ và tên, giới tính, năm sinh, CMND/CCCD, quốc tịch, dân tộc, địa chỉ thường trú, trình độ văn hóa,…;
  • Thông tin về nhân thân (cha, mẹ, anh, chị, em, chồng or vợ) như: Họ và tên, năm sinh, nghề nghiệp,…;
  • Quá trình học tập, làm việc của bản thân;
  • Nội dung kỷ luật, khen thưởng (Nếu có);
  • Nhận xét bản thân (Nếu có);
  • Lời cam đoan;
  • Chữ ký và xác nhận đóng dấu của địa phương;
  • Trong sơ yếu lý lịch yêu cầu có dán ảnh 4x6cm có đóng dấu giáp lai của cơ quan xác nhận lý lịch.

2. Công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu?

Sau khi điền đầy đủ các thông tin về bản thân và thông tin nhân thân trong gia đình thì tiếp đó là phần chứng thực chữ ký. Về phần này theo quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP thì “Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân”; cụ thể:

– Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu.

– Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.

– Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.

Điều này có nghĩa, người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Còn đối với người thực hiện chứng thực chỉ chứng nhận chữ ký trên Sơ yếu lý lịch là của người yêu cầu chứng thực, còn họ không chịu trách nhiệm về nội dung trên Sơ yếu lý lịch.

Như vậy việc công chứng sơ yếu lý lịch có thể hiểu là việc chứng thực chữ ký như quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Vậy người yêu cầu công chứng sơ yếu lý lịch có thể đi đâu để công chứng? 

Theo quy định trên thì người yêu cầu chứng thực chữ ký có thể ra bất kỳ Phòng công chứng, văn phòng công chứng nào để thực hiện thủ tục. Cụ thể, người yêu cầu chứng thực có thể đến: 

– Phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

– Uỷ bản nhân dân xã, phường, thị trấn.

– Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

Như vậy, người viết sơ yếu lý lịch không nhất thiết phải về nơi thường trú của mình để công chứng mà người viết sơ yếu lý lịch có thể thực hiện thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch này tại các phòng công chứng hoặc là văn phòng công chứng, phòng tư pháp hoặc là ủy ban nhân dân nơi thuận tiện nhất.

Theo Thư viện pháp luật

Thông tin mang tính chất tham khảo, vui lòng truy cập nguồn tin khi sử dụng trong trích dẫn pháp lý.

Công ty cổ phần giải pháp công nghệ số Dotary

Địa chỉ: Lầu 2, 76 D15 KDC Hồng Loan, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 0907.765235

Email: info@dotary.vn

Trang web:https://dotary.vn/

Bài viết liên quan