Tham gia vào giao dịch dân sự là một trong những quyền của công dân, được Nhà nước đảm bảo sự bình đẳng và công bằng. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều cá nhân vì hạn chế của mình nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giao kết giao dịch dân sự ví dụ như người bị hạn chế năng lực hành vi, người bị khiếm thị, người bị khiếm thính, người không biết chữ. Với những đối tượng bị hạn chế trong quá trình tham gia giao dịch dân sự như thế này thì pháp luật có những quy định riêng nhằm đảm bảo quyền công dân của họ, giúp họ đảm bảo việc tự do tham gia vào các giao dịch mình mong muốn.
Người không biết chữ có được điểm chỉ?
Theo khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng 2014, việc điểm chỉ trong công chứng được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
- Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
- Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Về việc ký, điểm chỉ trong hợp đồng công chứng, Điều 48 Luật Công chứng nêu rõ, người yêu cầu công chứng phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt Công chứng viên.Trong đó, việc điểm chỉ được thực hiện trong 02 trường hợp:
– Thay thế cho việc ký nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký;
– Thực hiện đồng thời với việc ký trong trường hợp công chức di chúc, theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền cho người yêu cầu công chứng.
Như vậy trong trường hợp người không biết chữ muốn giao kết hợp đồng có thể điểm chỉ thay cho chữ ký
Điểm chỉ trong hợp đồng có hiệu lực không?
Yêu cầu đối với điểm chỉ thay cho chữ ký .Tại Khoản 2, Điều 48, Luật công chứng năng 2014 quy định:
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Theo đó, yêu cầu khi sử dụng điểm chỉ thay cho chữ ký là:
- Về nguyên tắc, phải sử dụng ngón trỏ phải để điểm chỉ
- Trường hợp không sử dụng được bằng ngón trỏ phải thì sử dụng ngón trỏ trái
- Nếu không thể sử dụng được bằng cả hai ngón trỏ thì sử dụng ngón khác bất kỳ và phải ghi rõ (sử dụng ngón nào của bàn tay nào) vào văn bản cần công chứng
Đối với những trường hợp sau thì có thể sử dụng cả phương thức ký và điểm chỉ để đảm bảo quyền lợi cho các bên:
- Công chứng di chúc;
- Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
- Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Như vậy, hợp đồng công chứng chỉ có điểm chỉ sẽ có hiệu lực nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc do không biết ký.Các trường hợp khác thì người yêu cầu công chứng phải ký hoặc thực hiện đồng thời cả ký và điểm chỉ (03 trường hợp nêu trên).
Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái. Nếu không thể điểm chỉ bằng cả hai ngón trỏ thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Theo đó, thông thường thì người có yêu cầu công chứng và người có liên quan (làm chứng, phiên dịch) phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên khi thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch dân sự tại văn phòng công chứng. Tuy nhiên, trường hợp những đối tượng này không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký thì có thể điểm chỉ để thay thế việc ký.Ngoài ra, việc điểm chỉ có thể được thực hiện song song cùng với việc ký tên nếu công chứng di chúc, hoặc người yêu cầu công chứng đề nghị, hoặc công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Nguồn: luatduonggia.vn
Thông tin mang tính chất tham khảo, vui lòng truy cập nguồn tin khi sử dụng trong trích dẫn pháp lý.
Công ty cổ phần giải pháp công nghệ số Dotary
Địa chỉ: Tầng trệt Trung tâm Việc làm Thanh niên, số 41 Cách Mạng Tháng 8 , Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Phone: 0907.765235 (Hotline)
Email: info@dotary.vn
Website: https://dotary.vn/