PAMM Là Gì? 6 Tiêu Chí Quan Trọng Để Lựa Chọn PAMM Tốt Nhất

PAMM là gì? Tài khoản PAMM có gì khác so với các loại tài khoản giao dịch thông thường? Ưu điểm, nhược điểm của quỹ PAMM như thế nào?

Cách thức hoạt động và ý nghĩa của tài khoản PAMM đối với các quản lý quỹ cũng như nhà đầu tư là gì?

Có nên tham gia vào PAMM hay không và làm thế nào để lựa chọn được PAMM tốt nhất để đầu tư?

Tất cả những câu hỏi trên sẽ được trả lời trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tài khoản PAMM là gì?

PAMM là một dịch vụ phổ biến của sàn môi giới Forex cho phép NHÀ GIAO DỊCH quản lý tiền của nhiều NHÀ ĐẦU TƯ trên một tài khoản giao dịch duy nhất.

PAMM là viết tắt của Percent Allocation Management Module, dịch chính xác là “Mô-đun quản lý phân bổ phần trăm”. Còn hiểu đơn giản PAMM là hình thức góp vốn vào một tài khoản giao dịch, lợi nhuận sẽ được chia sẻ một phần cho người quản lý PAMM.

Ý nghĩa của tài khoản PAMM là gì?

Tài khoản PAMM bao gồm 2 thành phần: quản lý quỹ và nhà đầu tư.

Ý nghĩa của tài khoản PAMM với người quản lý quỹ: Nếu một trader giao dịch tốt nhưng không đủ số vốn để tạo ra lợi nhuận mong muốn, họ có thể trở thành một người quản lý quỹ PAMM.

Quản lý quỹ PAMM sẽ cung cấp dịch vụ quản lý vốn, cho phép các nhà đầu tư góp vốn của mình vào quỹ PAMM và kiếm thêm lợi nhuận tính trên số vốn góp vào, theo phần trăm mà quản lý quỹ PAMM quy định.

Ý nghĩa của tài khoản PAMM với nhà đầu tư: Nếu một trader mới tham gia thị trường Forex không có đủ kiến thức chuyên sâu để giao dịch tạo ra lợi nhuận hoặc đơn thuần là nhà đầu tư muốn kiếm tiền thụ động, họ có thể trở thành một nhà đầu tư vào quỹ PAMM.

Khi quỹ PAMM tạo ra lợi nhuận, nhà đầu tư sẽ thu về lợi nhuận tương ứng và trả phí quản lý cho quản lý PAMM, theo phần trăm mà quản lý quỹ quy định.

Tài khoản PAMM hoạt động như thế nào?

Giả sử X là quản lý quỹ PAMM với số vốn 150k$, cài đặt lợi nhuận chia sẻ là 15%.

A, B và C là 3 nhà đầu tư vào quỹ với số tiền lần lượt là 50k$, 30k$ và 20k$.

Tỷ trọng cổ phần trong quỹ PAMM:

  • Cổ phần X = 150k / (150k + 50k + 30k + 20k) = 60%
  • Cổ phần A = 50k / (150k + 50k + 30k + 20k) = 20%
  • Cổ phần B = 30k / (150k + 50k + 30k + 20k) = 12%
  • Cổ phần C = 20k / (150k + 50k + 30k + 20k) = 8%

(Tổng cộng tất cả các cổ phần trong PAMM luôn là 100%.)

Giả sử sau 1 kỳ hạn giao dịch (ví dụ: 1 tháng), X quản lý PAMM thu về lợi nhuận 50k$.

Lúc này lợi nhuận được phân bổ trong quỹ PAMM:

  • Lợi nhuận X = 50k * 60% = 30k$
  • Lợi nhuận A = 50k * 20% = 10k$
  • Lợi nhuận B = 50k * 12% = 6k$
  • Lợi nhuận C = 50k * 8% = 4k$

Sau khi chia sẻ lợi nhuận 15% cho quản lý quỹ PAMM (là X), lợi nhuận thu về của mỗi người là:

  • Lợi nhuận thu về A = 10k * 85% = 8.5k$
  • Lợi nhuận thu về B = 6k * 85% = 5.1k$
  • Lợi nhuận thu về C = 4k * 85% = 3.4k$
  • Lợi nhuận thu về X = 30k + 15% * (10k + 6k + 4k) = 33k$

Có nên đầu tư vào quỹ PAMM không?

Ngày nay, PAMM là một trong những hình thức khá phổ biến để kiếm thêm thu nhập từ thị trường Forex.

Đối với người quản lý quỹ PAMM

Về phía trader, quản lý quỹ PAMM có thể mang lại thêm lợi nhuận nhưng không tăng thêm rủi ro về vốn chủ.

Nếu bạn là một trader chuyên nghiệp, có khả năng tạo ra lợi nhuận ổn định với mức rủi ro chấp nhận được, đang tìm hiểu thông tin để triển khai quỹ PAMM thì tôi ủng hộ việc đó.

Còn nếu bạn là một trader chưa đủ trình độ chuyên sâu, việc thành lập quỹ PAMM sẽ mang lại rủi ro về tiền cho các nhà đầu tư và rủi ro về tâm lý (khi giao dịch với số tiền lớn không phải của mình), từ đó có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn.

Đối với nhà đầu tư vào quỹ PAMM

Về phía nhà đầu tư, tham gia quỹ PAMM có thể mang lại một khoản tiền thu nhập thụ động nếu chọn được quỹ PAMM tốt.

Nhưng cũng như thống kê về tỷ lệ trader thất bại trên thị trường Forex, hầu hết các quỹ PAMM cũng đều thua lỗ hoặc cháy tài khoản chỉ trong 1 năm hoạt động.

Để lựa chọn được quỹ PAMM tốt nhất, bạn sẽ cần đánh giá những tiêu chí mà bạn cho là quan trọng nhất, phù hợp với “khẩu vị” của bản thân.

Nếu bạn chưa biết cách chọn quỹ PAMM tốt nhất để đầu tư, tôi sẽ hướng dẫn bạn ở cuối bài viết.

Ưu điểm và nhược điểm của tài khoản PAMM

Ưu điểm của tài khoản PAMM

#1. Người quản lý quỹ PAMM đứng cùng phía lợi ích so với nhà đầu tư

Người quản lý quỹ PAMM muốn được chia sẻ lợi nhuận thì trước tiên PAMM phải có lợi nhuận, đó là điều bắt buộc. Vì thế người quản lý luôn muốn PAMM có càng nhiều lợi nhuận càng tốt.

Ngoài ra, để mở quỹ PAMM thì người quản lý cần nạp một số tiền tối thiểu (tùy quy định từng sàn môi giới Forex) nên nếu quỹ thua lỗ thì người quản lý cũng mất số tiền vốn của họ.

#2. Thông tin tài khoản PAMM hoàn toàn minh bạch

Nhà môi giới Forex cung cấp lịch sử giao dịch thật và đưa ra rất nhiều các chỉ số có ý nghĩa thống kê kết quả giao dịch của tài khoản PAMM.

Người quản lý PAMM không thể che giấu bất kỳ điều gì với nhà đầu tư.

#3. Có bộ lọc tài khoản PAMM theo từng tiêu chí cụ thể

Việc lựa chọn tài khoản PAMM theo đúng tiêu chí của nhà đầu tư có thể thực hiện dễ dàng nhờ bộ lọc mà nhà môi giới Forex cung cấp, chỉ trong vài phút.

#4. Người quản lý quỹ PAMM không thể rút tiền của nhà đầu tư

Trong thị trường tài chính nói chung và thị trường Forex nói riêng, việc lừa đảo xảy ra như cơm bữa. Đối với thị trường Forex, hiện tượng huy động vốn hay nhận ủy thác xảy ra tràn lan gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư.

#5. Nhà đầu tư dễ dàng quản lý số vốn của mình

Khi gửi tiền vào quỹ PAMM, nhà đầu tư có thể theo dõi, quyết định nạp thêm, rút bớt hoặc rút toàn bộ số tiền của mình trong quỹ PAMM một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Ngoài ra nhà đầu tư có thể đầu tư nhiều quỹ PAMM cùng một lúc, giúp hạn chế rủi ro tài chính.

Tóm lại với tài khoản PAMM, nhà đầu tư có thể quản lý vốn một cách chủ động và hợp lý.

Nhược điểm của tài khoản PAMM

#1. Nhà đầu tư có thể mất toàn bộ số tiền trong quỹ PAMM

Nếu không lựa chọn được các quỹ PAMM tốt, nhà đầu tư có thể thua lỗ nặng hoặc mất hết số tiền đầu tư của mình.

#2. Người quản lý quỹ PAMM có thể mất danh tiếng trong cộng đồng

Ngoài việc mất số tiền vốn trong quỹ PAMM, người quản lý có thể sẽ mất danh tiếng của mình trong cộng đồng Forex.

Nếu số tiền quỹ quá lớn có thể còn nhiều hậu quả khác không lường trước.

Cách chọn quỹ PAMM tốt nhất

Những quỹ PAMM trên các sàn Forex sẽ được đánh giá, chấm điểm và xếp hạng theo rất nhiều các chỉ số tài chính.

Các sàn Forex khác nhau sẽ có một vài tiêu chí nhỏ khác nhau, nhưng nhìn chung thì các tiêu chí đánh giá và xếp hạng của các nhà môi giới là khá tương đồng nhau.

Dưới đây là xếp hạng Top 10 PAMM trên sàn giao dịch HotForex:

PAMM là gì?

Tùy thuộc vào “khẩu vị” mỗi nhà đầu tư mà cách chọn quỹ PAMM cũng khác nhau.

  • Có nhà đầu tư thích lợi nhuận siêu cao tầm 100%/tháng, chỉ nạp vào vài trăm USD và cháy tài khoản cũng không sao.
  • Có nhà đầu tư thích lợi nhuận ổn định theo tháng hoặc theo quý, nhưng quỹ phải an toàn thể hiện qua các chỉ số thống kê.
  • Có nhà đầu tư thích chọn quỹ PAMM giao dịch scalping.
  • Có nhà đầu tư thích quỹ giao dịch swing

Với tôi, tiêu chí hàng đầu là rủi ro thấp, vì chỉ có rủi ro thấp thì tôi mới sẵn sàng và yên tâm bỏ số tiền lớn vào quỹ PAMM.

Vì vậy đây là cách tôi tìm quỹ PAMM tốt nhất dành cho riêng tôi:

#1. Thời gian hoạt động > 6 tháng (bắt buộc)

#2. Max. Drawdown < 20% (bắt buộc)

#3. Floating P/L < 20% (bắt buộc)

#4. Average Win ($) > Average Loss ($) (bắt buộc)

#5. Lợi nhuận trung bình > 15%/quý ~ 5%/tháng (linh động)

#6. Vốn góp của quản lý PAMM tối thiểu 500$ (linh động)

# Một số tiêu chí khác

Tóm lại tôi sẽ giới hạn về rủi ro trước, sau đó mới nhìn đến lợi nhuận của PAMM!

Cho dù quỹ PAMM trông “ngon” như thế nào thì luôn có rủi ro đối với số tiền của bạn, hãy cân nhắc có tham gia quỹ PAMM hay không, nếu tham gia rồi thì bạn cũng phải biết “rút đúng lúc”, đó mới là nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Tài khoản MAM là gì? Phân biệt MAM với PAMM?

MAM và PAMM là 2 loại tài khoản khác nhau nhưng thường gây ra nhầm lẫn cho các nhà giao dịch cũng như nhà đầu tư.

Vì vậy tôi sẽ nói thêm một chút để bạn hiểu được tài khoản MAM là gì, có gì giống và khác so với PAMM?

Tài khoản MAM là gì?

MAM (viết tắt của Multi Account Manager) là một dịch vụ của sàn môi giới Forex cho phép NHÀ GIAO DỊCH quản lý tài khoản của nhiều NHÀ ĐẦU TƯ qua hệ thống sao chép lệnh.

Phân biệt tài khoản MAM với tài khoản PAMM

Mục đích của MAM và PAMM đều là quản lý vốn và chia sẻ lợi nhuận.

Khác nhau về cách thức hoạt động

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tài khoản MAM và PAMM là:

#1. Tài khoản người quản lý MAM và tài khoản nhà đầu tư là hoàn toàn độc lập. Đối với PAMM thì tất cả số tiền của người quản lý và nhà đầu tư đều nạp vào chung 1 tài khoản.

#2. Khối lượng giao dịch trên tài khoản nhà đầu tư có thể điều chỉnh theo tỷ lệ tùy ý so với tài khoản MAM. Đối với PAMM, khối lượng giao dịch được tính theo tỷ trọng cổ phần của các nhà đầu tư.

Có một câu mà cộng đồng Forex hay nói đó là “Tiền của mình đừng mang cho thằng khác đốt, tự mình đốt ít ra còn học được gì đó”. Câu nói tuy hơi “phũ” một chút nhưng cũng có cái lý riêng.

Nếu bạn muốn tham gia vào một quỹ PAMM nào đó, hãy chắc chắn là bạn đã đánh giá kỹ càng năng lực của người quản lý.

Chúc bạn có lựa chọn sáng suốt!

Bài viết liên quan