QUYẾT LIỆT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỮ LIỆU VỀ DÂN CƯ, ĐỊNH DANH 

Nhằm phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến 2030.

Mục tiêu của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử

Mục tiêu tổng thể của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, phối hợp nhịp nhàng với Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích bao gồm: 

  • Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
  • Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội;
  • Phục vụ công dân số;
  • Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư;
  • Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Sơ lược kết quả sau 06 tháng thực hiện đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử

Qua 6 tháng thực hiện đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử hiện tại đã hoàn thành đưa 21/25 dịch vụ thiết yếu thực hiện trên môi trường điện tử đưa vào cho người dân và doanh nghiệp sử dụng mang lại nhiều tiện ích. Với đề án này đã giúp người dân và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, 4 tiện nghi, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn trong các thủ tục hành chính như: cấp hộ chiếu trực tuyến, phân cấp đăng ký xe ô tô, xe máy về cấp huyện, cấp xã được nhiều người dân đồng tình và ủng hộ; ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện triển khai đăng ký dự thi trực tuyến cho gần 1 triệu thí sinh và đã đạt tỷ lệ lên đến 93,1%. Theo báo của Tổ công tác triển khai Đề án 06, tính đến ngày 31-7-2022, việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu khác, hiện tại đã triển khai kết nối chính thức với 11 bộ, ngành, 4 doanh nghiệp của Nhà nước (Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Viettel, Vinaphone, Mobifone) và 14 địa phương. 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn đâu đó một số tồn đọng gây khó khăn trong Đề án lần này. Còn nhiều địa phương vẫn chưa được hướng dẫn theo ngành dọc nên thực hiện những gì vào đề án lần này, không thống nhất được nên dẫn đến việc triển khai đề án 06 chậm tiến độ, chưa khoa học dẫn đến tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến vẫn còn thấp, người dân phải nộp hồ sơ trực tiếp. Ví dụ điển hình: Sau khoảng thời gian dịch từ cấp 4 trở lại mức cấp 1, 2, 3 đây là khoảng thời gian mà người dân chen nhau đi lãnh khoản trợ cấp thất nghiệp, thời gian này tại một số địa phương vẫn chưa kịp triển khai dịch vụ công trực tuyến dẫn đến người dân ùn tắc tại bộ phận một cửa, gây tốn nhiều thời gian và nguy hiểm trong thời gian dịch bệnh đó.

Vì vậy, các địa phương cần triển khai thực hiện nhanh chóng Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử để góp phần thay đổi phương thức quản lý công dân; khắc phục tình trạng thiếu thống nhất và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý thông tin công dân; tiết kiệm thời gian, công sức, tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng quan trọng để triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Trong thời gian sắp tới, các bộ, ngành địa phương cần tập trung tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đồng nhất để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Quán triệt triển khai tiếp tục các nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, trọng tâm là đẩy mạnh triển khai thí điểm sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) thay thẻ ATM tại một số chi nhánh của 03 ngân hàng lớn (BIDV, Viettinbank, Vietcombank); triển khai cấp tài khoản an sinh xã hội cho người dân; tích hợp các giấy tờ liên quan trên thẻ CCCD gắn chíp điện tử; đẩy mạnh các ứng dụng phục vụ phát triển công dân số; hoàn thành phương án quản lý người nước ngoài trên ứng dụng VneID; đẩy mạnh việc thu nhận hồ sơ, cấp CCCD gắn chip cho công dân đủ điều kiện. Đồng thời tập trung triển khai thành công hệ sinh thái công dân số để người dân, doanh nghiệp hiểu, sử dụng, làm giàu thông tin và là bộ phận không thể tách rời trong đời sống kinh tế – xã hội của người dân.

Theo mic.gov.vn

Thông tin mang tính chất tham khảo, vui lòng truy cập nguồn tin khi sử dụng trong trích dẫn pháp lý.

Công ty cổ phần giải pháp công nghệ số Dotary

Địa chỉ: Lầu 2, 76 D15 KDC Hồng Loan, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 0907.765235

Email: info@dotary.vn

Trang web:https://dotary.vn/

Bài viết liên quan