HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CÓ CẦN PHẢI CÔNG CHỨNG KHÔNG?

Khi lập hợp đồng đặt cọc mọi người thường phân vân giữa lập hợp đồng đặt cọc qua công chứng hay hai bên viết tay cho nhau. Vậy hợp đồng đặt cọc có bắt buộc phải qua công chứng không?

Giá trị pháp lý của hợp đồng qua công chứng

Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị của văn bản công chứng. Theo đó, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Sau khi có yêu cầu công chứng, công chứng viên phải kiểm tra tính pháp lý của các giấy tờ tùy thân, giấy tờ về tài sản… rồi chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.

Cũng theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014, các loại hợp đồng, giao dịch khi được công chứng sẽ có giá trị như một chứng cứ và không phải chứng minh các sự kiện, tình tiết trong đó trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.

Như vậy, một hợp đồng, giao dịch khi qua công chứng thì sẽ được ghi nhận và bảo đảm về mặt nội dung, hình thức cũng như tính pháp lý của văn bản đó.

Hợp đồng đặt cọc phải công chứng không?

Hợp đồng đặt cọc được quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, có thể hiểu đặt cọc là việc mà bên đặt cọc giao một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Có thể hiểu hợp đồng đặt cọc là một dạng hợp đồng “dự bị” để một thời gian sau sẽ thực hiện một giao dịch khác. Lúc này sẽ có các trường hợp sau xảy ra:

Trường hợp 1: Trường hợp hợp đồng được giao kết thì:

– Tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc

– Tài sản đặt cọc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Trường hợp 2: Trường hợp bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng khi hết thời gian đặt cọc thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.

Trường hợp 3: Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng khi hết thời gian đặt cọc thì:

– Bên nhận đặt cọc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc

– Trả một số tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc

Ngoài ra, nếu hai bên có thỏa thuận khác thì khi hợp đồng đặt cọc không thực hiện được, hai bên phải thực hiện theo thỏa thuận khác đó.

Như vậy, luật không quy định bắt buộc phải thực hiện việc công chứng đối với hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp lý cũng như phòng ngừa trường hợp tranh chấp xảy ra, chúng ta nên thực hiện việc công chứng Hợp đồng đặt cọc.

Theo Luật Việt Nam

Thông tin mang tính chất tham khảo, vui lòng truy cập nguồn tin khi sử dụng trong trích dẫn pháp lý.

Công ty cổ phần giải pháp công nghệ số Dotary

Địa chỉ: Block 1- Tầng Trệt Tòa Nhà Thanh Niên 41 Cách Mạng Tháng 8, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Phone: 0835799997

Email: info@dotary.vn

Website: https://dotary.vn/

Bài viết liên quan