LUẬT CÔNG CHỨNG CẦN BIẾT KHI CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Hợp đồng vay tiền chính là sự thỏa thuận giữa các bên và không bắt buộc phải lập thành văn bản. Đối với các hợp đồng vay tiền mà bên cho vay là tổ chức tín dụng thì thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo quy định của Bộ Dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản của các tổ chức, cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng thì không bắt buộc công chứng.

Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro xảy ra tranh chấp thì các bên vay tiền nên lập hợp đồng bằng văn bản và công chứng tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng Công chứng thuận tiện. Công chứng hợp đồng để tạo sự tin tưởng cho các bên và làm chứng cứ khi xảy ra tranh chấp kiện tụng nhất là những hợp đồng vay tiền có sự tham gia của người nước ngoài.

Sau đây là điều khoản Luật công chứng 2014 mà bạn cần biết khi công chứng hợp đồng vay tài sản có sự tham gia của người nước ngoài:

  1. Căn cứ pháp lý:

Luật công chứng 2014

  1. Công chứng hợp đồng vay tài sản có sự tham gia của người nước ngoài:

Tại Khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

“Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng

  1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.

Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.”

Dựa theo quy định trên, để công chứng hợp đồng vay tài sản thì bên cho vay và bên vay phải có mặt tại văn phòng Phòng công chứng, trước sự chứng kiến của công chứng viên hai bên tiến hành ký vào hợp đồng vay tài sản đã soạn thảo trước đó. Nếu bên cho vay là người nước ngoài và không có mặt tại Việt Nam thì phải có văn bản ủy quyền cho một bên khác để tiến hành giao dịch trên. Mặc dù hiện nay pháp luật không quy định về việc hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền phải có công chức, chứng thực nhưng trên thực tế đây là cơ sở để bên được ủy quyền tiến hành ký kết hợp đồng vay tài sản và công chứng tại văn phòng công chứng nên thông thường văn bản ủy quyền trong trường hợp này phải được công chứng, chứng thực. Như vậy, nếu muốn công chứng hợp đồng vay tài sản thì phải có văn bản ủy quyền cho một người khác thay mình tiến hành cho vay và văn bản ủy quyền này cũng phải đòi hỏi phải được công chứng hoặc chứng thực.

Ngoài ra, về giấy tờ cần thiết cho việc công chứng được quy định tại Điều 40 Luật Công chứng như sau:

“Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

  1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
  2. a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
  3. b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  4. c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  5. d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối vớitài sản mà pháp luật quy định phải đăng kýquyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

  1. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.”

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì không yêu cầu hợp đồng vay tài sản giữa các chủ thể trong nước hay có sự tham gia của người nước ngoài phải công chứng, chứng thực vì vậy hợp đồng vay tài sản không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc ký kết hợp đồng vay tài sản bằng văn bản có chữ ký của hai bên đã là cơ sở để đảm bảo quyền lợi của các bên đặc biệt trong trường hợp này là các bên cho vay và được vay khi có bất cứ tranh chấp nào xảy ra. Ngoài ra, nếu có nhu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng thì các bên phải có văn bản ủy quyền cụ thể ủy quyền cho người thứ ba tham gia vào hợp đồng vay tài sản và phải được công chứng, chứng thực (việc ủy quyền này có thể được tiến hành trước khi thỏa thuận về việc vay tài sản nói trên). Trên cơ sở đó, cùng với văn bản ủy quyền các bên chuẩn bị thêm phiếu yêu cầu công chứng trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ; bản dự thảo hợp đồng vay; một số giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng (nếu có); bản sao giấy tờ của các bên (người cho vay tài sản, người được ủy quyền, người vay tài sản). Sau đó công chứng viên sẽ xem xét hồ sơ nói trên và tiến hành công chứng, chứng thực.

Nguồn: luatvietphong.vn

Thông tin mang tính chất tham khảo, vui lòng truy cập nguồn tin khi sử dụng trong trích dẫn pháp lý.

Công ty cổ phần giải pháp công nghệ số Dotary

Địa chỉ: Lầu 2, 76 D15 KDC Hồng Loan, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 0907.765235

Email: info@dotary.vn

Trang web:https://dotary.vn/

Bài viết liên quan