Vốn lưu động là một trong các khái niệm đã không còn xa lạ đối với những nhà đầu tư chứng khoán tuy nhiên đối với những người mới tham gia thị trường thì có thể chưa thực sự hiểu rõ. Nếu là một nhà đầu tư bạn hãy cùng Dotary theo dõi bài viết sau để nắm rõ vốn lưu động (working capital) là gì cũng như tầm quan trọng đối với các hoạt động của doanh nghiệp nhé.
Vốn lưu động (Working capital) là gì?
Vốn lưu động (Working capital) là gì? Thuật ngữ vốn lưu động trong tiếng anh đó là Working Capital (WC). Đây chính là nguồn vốn của doanh nghiệp hay tổ chức để phục vụ cho việc vận hành cũng như nhu cầu mua sắm, giúp cho toàn bộ quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc tổ chức sẽ không bị gián đoạn.
Nguồn vốn lưu động này rất quan trọng, nó thường được sử dụng ở trong phương pháp để định giá dòng tiền chiết khấu (DCF), sử dụng để ước tính giá trị của các khoản đầu tư dựa vào dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.
Vốn lưu động cùng với những loại tài sản cố định khác như thiết bị và nhà máy đều được coi là một phần trong nguồn vốn hoạt động. Việc quản lý nguồn vốn lưu động còn liên quan tới tiền mặt, hoạt động quản lý hàng tồn kho, những khoản phải thu và khoản chi.
Doanh nghiệp dù cho lợi nhuận đạt được cao là bao nhiêu, nhưng nếu như không có nguồn vốn lưu động tương ứng thì cũng sẽ làm cho quá trình kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến việc phá sản.
Vai trò của vốn lưu động (working capital) là gì?
Vai trò của vốn lưu động (working capital) là gì?
- Đối với hoạt động sản xuất: Ngoại trừ những tài sản cố định cần phải có như nhà xưởng, thiết bị, máy móc…thì để có thể sản xuất, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản tiền mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa. Chính vì thế vốn lưu động là một yêu cầu đầu tiên để tổ chức, doanh nghiệp có thể hoạt động.
- Đối với hoạt động kinh doanh: Trong khi kinh doanh thì những doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải huy động vốn đầu tư. Sử dụng vốn lưu động có thể giúp nắm bắt được cơ hội đồng thời tạo ra được lợi thế cạnh tranh, mở rộng được quy mô hoạt động.
- Tác động tới giá thành sản phẩm: Vốn lưu động ảnh hưởng lớn tới khả năng hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp cũng như tác động tới giá thành của sản phẩm và sức cạnh tranh thương hiệu ở trên thị trường.
Công thức tính vốn lưu động (working capital) là gì?
Tất cả những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức sẽ đều phải được lên kế hoạch trước. Tiếp sau đó sẽ thực hiện theo một lộ trình đã vạch sẵn, đồng thời sẽ ghi chép một cách cẩn thận trong các báo cáo tài chính tuần, tháng hoặc là quý.
Mỗi một giai đoạn riêng sẽ có phát sinh cần sử dụng tới nguồn vốn lưu động. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể nắm được thời gian cũng như khả năng đáp ứng được ngắn hạn tới đâu.
Công thức tính vốn lưu động(working capital) là gì?
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Khoản nợ phải trả ngắn hạn
Trong đó thì:
- Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thể dễ dàng thực hiện chuyển đổi sang tiền mặt ngắn hạn, đồng thời những tài sản này thường có tính thanh khoản cao, cụ thể như là ngoại tệ, vàng bạc, tiền gửi, các khoản bán chịu, hàng hóa, trái phiếu có thời hạn dưới một năm…
- Khoản nợ ngắn hạn phải trả là những khoản nợ đang có thời hạn dưới một năm. Gồm có những khoản nợ ngân hàng cùng với những khoản nợ mua chịu.
Ví dụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có các thông tin như:
- Tài sản ngắn hạn trong quý 3 năm 2019 của tập đoàn: 176.000 tỷ đồng.
- Nợ ngắn hạn trong quý 3 năm 2019 của tập đoàn: 154.000 tỷ đồng.
Ta có vốn lưu động = 176.000 – 154.000 = 22.000 tỷ đồng. Điều này có nghĩa hiện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang dư nguồn vốn luân chuyển.
Ý nghĩa của vốn lưu động trong doanh nghiệp
Từ công thức tính vốn lưu động là gì ở trên sẽ xảy ra 2 trường hợp đó là:
- Nguồn vốn lưu động dương: Điều này thể hiện rằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp hiện lớn hơn những khoản nợ ngắn hạn. Các hoạt động sản xuất sẽ vẫn được diễn ra một cách bình thường để có thể chuyển đổi loại tài sản ngắn hạn sang tiền mặt và thanh toán những khoản nợ đã đến hạn phải trả.
- Nguồn vốn lưu động âm: Điều này có nghĩa tài sản ngắn hạn hiện đang nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn, việc luân chuyển các tài sản ngắn hạn sang tiền mặt vẫn sẽ không đủ để có thể đáp ứng được chi tiêu của doanh nghiệp. Trường hợp này mặc dù doanh nghiệp hiện đang đặt lợi nhuận tốt tuy nhiên nếu như không có được khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn thì khả năng bị phá sản vẫn sẽ xảy ra.
Tỷ lệ vốn lưu động là gì?
Tỷ lệ vốn lưu động là gì? Ngoài vốn lưu động thì hầu hết tất cả những doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hay chính phủ sẽ đều phải tính toán tỷ lệ của vốn lưu động. Cụ thể:
Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/Khoản nợ phải trả ngắn hạn
- Nếu tỷ lệ này nằm trong khoảng 1 tới 2.0: Công ty hiện đang hoạt động tốt, nguồn tài chính ổn định.
- Nếu tỷ lệ vốn lưu động ở dưới mức 1.0: Có nghĩa là nguồn vốn lưu động hiện đang bị thâm hụt, đồng thời sẽ dễ xảy ra những vấn đề về tính thanh khoản.
- Nếu như tỷ lệ vốn lưu động trên 2.0 thì điều này có nghĩa là công ty có một lợi thế cạnh tranh nhất định, đồng thời dòng tiền để kinh doanh khỏe mạnh, ít nợ vay.
Cách xác định tài sản ngắn hạn và khoản nợ ngắn hạn
Để có thể tính được vốn lưu động thì trước hết bạn cần phải nắm rõ vốn lưu động là gì cũng như xác định được những thành phần gồm tài sản ngắn hạn cùng với các khoản nợ ngắn hạn.
Cách xác định tài sản ngắn hạn
Loại tài sản ngắn hạn chính là tất cả những tài sản mà có thể thực hiện chuyển đổi sang tiền mặt trong thời gian một năm trở về, chúng gồm có các hạng mục như là:
- Ngoại tệ, tiền mặt, vàng bạc…
- Những khoản đầu tư ngắn hạn như tiền gửi ngân hàng, trái phiếu…
- Những khoản thu ngắn hạn gồm có các khoản bán nợ cho đại lý, người mua trong khoảng thời gian ngắn.
- Các loại hàng tồn kho: Vật liệu, nguyên liệu, hàng hóa, thành phẩm có liên quan tới các hoạt động kinh doanh sản xuất và bán hàng của công ty.
- Các loại tài sản ngắn hạn khác.
Cách xác định nợ ngắn hạn
- Là các khoản nợ mà công ty sẽ bắt buộc phải trả trong khoảng thời gian là một năm tính từ lúc vay, như là: Tiền vay của các công ty tài chính hay vay ngân hàng, các khoản mua nợ của những nhà cung cấp hay những khoản nợ ngắn hạn khác phải trả…
Cách quản lý vốn lưu động đạt hiệu quả
Thông qua cách tính vốn lưu động có thể thấy rằng đây là một tỷ lệ cực kỳ quan trọng, nó quyết định tới sự thành bại cho doanh nghiệp, công ty trong hoạt động kinh doanh. Việc nắm được cách quản lý tài sản lưu động cùng những nguồn tài chính ngắn hạn có thể giúp cho công ty hoạt động một cách hiệu quả và phát triển bền vững.
- Quản lý tiền mặt: Cần phải tính toán cũng như lên phương án dự trù đủ số dư tiền mặt để doanh nghiệp có thể đáp ứng được những chi phí hàng ngày phải chi. Trong trường hợp cần thiết sẽ phải cắt giảm chi phí nhằm nắm giữ được tiền mặt.
- Quản lý hàng tồn kho: Cần phải xác định rõ số lượng hàng tồn kho ở trong một khoảng cho phép nhằm đảm bảo duy trì được việc sản xuất liên tục. Ngoài ra còn có thể cắt giảm các nguồn nguyên liệu cũng như những chi phí khác nhằm tăng nguồn vốn lưu động bằng tiền mặt. Các loại thành phẩm hàng hóa tồn kho cần phải được giữ với một mức thấp nhằm tránh xảy ra trường hợp sản xuất lãng phí.
- Quản lý nợ: Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, xác định được những khoản nợ khó đòi và dễ đòi nhằm đưa ra được phương án giải quyết cụ thể nhất. Ngoài ra cần phải thu hút thêm nhiều khách hàng để có thể đẩy các sản phẩm ra bên ngoài thị trường đạt hiệu quả cao.
Như vậy bài thông qua bài viết chắc hẳn bạn đã có cho mình các thông tin về vốn lưu động(working capital) là gì, vai trò vốn lưu động trong doanh nghiệp, biết được công thức tính cũng như cách quản lý vốn lưu động hiệu quả. Chúc các bạn thành công.