TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN KHI ĐỂ XẢY RA SAI PHẠM

Công chứng là ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý, thế nên khi là một người hành nghề công chứng bắt buộc bạn phải có sự chắc chắn, chính xác, cẩn thận trong từng công việc. Nhưng nếu như để xảy ra sai phạm trong quá trình làm việc thì người công chứng viên phải chịu những trách nhiệm gì?

Về dân sự

Điều Khoản 2  Điề 17  Luật công chứng 2014 quy định trách nhiệm của công chứng viên như sau:

“2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:

  1. g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;

…”

Theo đó, trách nhiệm bồi thường của công chứng viên tại Điều 38 của luật này như sau:

Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.

Công chứng viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Về hành chính

Các điều 13, 14, 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có những quy định xử phạt hành chính sau đối với công chứng viên vi phạm:

Bị phạt tối đa 15 triệu đồng:  khi vi phạm quy định của công chứng viên trong việc  nhận lưu giữ di chúc; công chứng di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản. (có thể kèm theo việc tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên)

Bị phạt tối đa 15 triệu đồng: Đối với các hành vi vi phạm quy định của công chứng viên về công chứng bản dịch. (có thể kèm theo việc tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên)

Bị phạt 7- 10 Triệu đồng khi:

+ Công chứng viên không tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định trong trường hợp có yêu cầu xác minh, giám định của người yêu cầu công chứng.

+ Công chứng viên không đối chiếu chữ ký của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác với chữ ký mẫu đã được đăng ký tại tổ chức hành nghề công chứng.

Về hình sự:

Điều 360 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có các quy định:

– Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với hành vi gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với hành vi gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo Thư Viện Pháp Luật

Trên đây là những trách nhiệm của công chứng viên khi trực tiếp để xảy ra sai phạm trong quá trình công tác của mình. Thông tin mang tính chất tham khảo, vui lòng truy cập nguồn tin khi sử dụng trong trích dẫn pháp lý.

Công ty cổ phần giải pháp công nghệ số Dotary

Địa chỉ: Tầng trệt Trung tâm Việc làm Thanh niên, số 41 Cách Mạng Tháng 8 , Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

Phone: 0907.765235

Email: info@dotary.vn

Website: https://dotary.vn/

Bài viết liên quan